175C Nguyễn Thái Học - 87 Nguyễn Thái Học

Tranh Chùa Một Cột 8080

-17% 2,500,000₫ 3,000,000₫

Mô tả

Chùa Một Cột tọa lạc giữa lòng thủ đô Hà Nội và là biểu tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam. Ngôi chùa trong tiếng Hán-Việt được gọi là Nhất Trụ Tháp. Ngoài ra chùa Một Cột còn có nhiều tên gọi khác như Liên Hoa Đài, Diên Hựu Tự hay Chùa Mật.

Chùa Một Cột nằm ở đâu?

Khi xưa, chùa Một Cột có tên là chùa Diên Hựu được vua Lý Thái Tông xây dựng ở thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thăng Long.

Ngày nay, chùa Một Cột nằm ở trong công viên phía sau phố Ông Ích Khiêm, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là biểu tượng của thủ đô và là một trong những di tích văn hóa lâu đời của Việt Nam. Vào mùa hè, chùa Một Cột mở cửa chào đón du khách các ngày trong tuần, vào mùa đông thì chùa đóng cửa vào thứ 2 và thứ 6.

Ngoài ra, trong miền Nam cũng có một phiên bản chùa Một Cột như ngoài Hà Nội. Đó là chùa Nam Thiên Nhất Trụ tọa lạc tại 100 Đặng Văn Bi, Bình Thọ, Thủ Đức, Hồ Chí Minh.

Lịch sử chùa Một Cột

Theo Wikipedia, vào tháng 10 âm lịch năm 1049, vua Lý Thái Tông đã cho khởi công xây dựng chùa Một Cột nhằm phục vụ đời sống tinh thần của người dân Việt Nam thời bấy giờ.

Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên tòa.

Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm tòa sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ phước lành, vì thế chùa mang tên Diên Hựu, có nghĩa là “phước lành dài lâu”.

Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của ngày hội lớn.

Tuy nhiên, theo nhóm các nhà sử học (Đinh Xuân Lâm, Doãn Đoan Trinh, Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân, Nguyễn Thanh Mai, Đàm Tái Hưng) ghi lại trong cuốn “Hà Nội – Di tích lịch sử và danh thắng” sau khi nghiên cứu văn bia dựng tại chùa vào năm Cảnh Trị thứ 3 (1665) thì thấy rằng chùa Một Cột đã có từ trước.

Đó là cột đá có lầu ngọc (bên trong có tượng Bồ tát Quan Âm) dựng giữa hồ nước vuông. Nơi mà nhà vua Lý Thái Tông thường lui tới cầu nguyện. Sau này khi hoàng tử Lý Nhân Tông nối dõi vua cha đã cho tu sửa nơi này thành chùa và thêm nhiều công trình khác xung quanh. Quần thể này được đặt tên là Diên Hựu Tự, có nghĩa là “phước bền dài lâu” hay “phúc lành dài lâu”.

Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922. Vào năm 1954, quân đội Viễn chinh Pháp đã cho đặt mìn nhằm phá chùa Một Cột trước khi rút khỏi Hà Nội. Báo Tia Sáng ngày 10 tháng 9 năm 1954 đưa tin “…, chùa Một Cột di tích liệt hạng của Hà Thành đã sụp đổ sau một tiếng nổ long trời lở đất…”

Sau khi tiếp quản thủ đô, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành trùng tu lớn chùa Một Cột (chùa Diên Hựu) theo kiến trúc cũ. Chùa Một cột chúng ta thấy hiện nay được sửa chữa lại năm 1955 do Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm, và nó chỉ là một phần của quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu ngày xưa.

Tên sản phẩm

Tranh Chùa Một Cột – 8080

Kích thước

80 x 80cm(dài x rộng x cao)

Trang Trí

Để bàn – Treo Tường

Chất liệu

Đồng Ăn Mòn

Bảo Hành

36 Tháng

Xuất xứ - Thương Hiệu

Việt Nam – Thành Đạt

Ship COD Toàn Quốc – Kiểm Tra Hàng Mới Thanh Toán

Sản phẩm bao gồm hộp đựng sang trọng

Thiết kế tem Đồng Nội dung tặng + Logo miễn phí.

GIAO HÀNG TRONG 30 PHÚT NỘI THÀNH HÀ NỘI

Sản phẩm liên quan

 Tranh Chùa Một Cột 8080
 Tranh Chùa Một Cột 8080
 Tranh Chùa Một Cột 8080